banner top

Am hiểu về làn da Ở các độ tuổi khác nhau

30/06/2017 0 Bình luận

am-hieu-ve-lan-da

Làn da là một cơ quan sống và trải qua các sự thay đổi quan trọng trong suốt cuộc đời của mỗi người. Từ làn da mỏng manh của một em bé mới sinh, tiếp theo là những năm dậy thì khi mà nhiền làn da có xu hướng bi mụn và đến khi xuất hiện những nếp nhăn ở những năm sau này. Mỗi giai đoạn có nhu cầu riêng và sự chăm sóc da nên tuân theo sự thay đổi này. Lựa chọn các sản phẩm phù hợp để rửa, bảo vệ, trung hòa và tái tạo da ở mỗi giai đoạn sẽ giúp da khỏe mạnh và đảm bảo cảm nhận được làn da luôn tươi sáng, không phụ thuộc vào độ tuổi của bạn.

CÁC ĐỘ TUỔI VÀ GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU

Làn da của trẻ em

 

 Mỗi lớp của làn da em bé thì mỏng hơn da của người lớn

 

 

Làn da của trẻ em chỉ dày bằng khoảng một phần năm da của người lớn. Nó có số lớp da giống nhau tuy nhiên mỗi lớp thì mỏng hơn, làm cho làn da trở nên đặc biệt mỏng manh và nhạy cảm.

Lớp da ở phía ngoài cùng của biểu bì (lớp sừng) thì rất mỏng và các tế bào được sắp xếp ít chặt chẽ hơn làn da của người lớn. Tuyến mồ hôi và bã nhờn thì ít hoạt động và màng hydrolipid và các acid bảo vệ vẫn còn tương đối yếu. Điều này có nghĩa là hàng rào chức năng dễ bị tổn hại và làn da của trẻ em thì:

 

> ít đề kháng hơn

> đặc biệt nhạy cảm với các tác động hóa học, vật lý và vi khuẩn

> có thiên hướng bị khô ráp

> nhạy cảm hơn với tia UV

 

 Trẻ sơ sinh thì có lượng sắc tố da thấp hơn và khó có thể điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể hơn

 

 

Độ nhạy cảm với tia UV bị tăng lên nhiều bởi lượng sắc tố da thấp ở da của trẻ em. Tế bào biểu bì tạo hắc tố (tế bào có nhiệm vụ sản sinh hắc tố) thì luôn hiện diện nhưng ít hoạt động do đó trẻ sơ sinh cần được tránh xa khỏi măt trời.

Trẻ sơ sinh thì khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hơn người lớn.

> Bề mặt da của cơ thể tương đối rộng.

> Tuyến mồ hôi ít hoạt động.

> Sự lưu thông của da thích ứng chậm.

 

 

Việc người lớn phải lưu tâm tới vấn đề này, quan sát và kiểm soát nhiệt độ xung quanh trẻ em là rất quan trọng.

 

Ở độ tuổi  lên 4 , làn da và các phần phụ (như tóc, móng, các tuyến) thì đã bắt đầu phát triển một chút. Tuy nhiên, làn da của trẻ em vẫn mỏng hơn và có sắc tố da ít hơn người lớn. Bởi vì cơ chế tự bảo vệ vẫn chưa phát triển nhiều, làn da của trẻ vẫn rất nhạy cảm với tia UV. tìm hiểu thêm về làn da của trẻ em và làm thế nào để chăm sóc.

Đến khi 12 tuổi, cấu trúc và chức năng của làn da trẻ em bắt đầu tương ứng với da người lớn.

 

Những năm ở độ tuổi niên thiếu

 

Sự thay đổi hooc môn khi dậy thì có thể gây tác động nguy hiểm lên da- đặc biệt là lên mặt, vai, ngực và lưng. Việc sản sinh dầu tăng lên và da chết không được tẩy khiến cho da trở nên bóng nhờn và có thể gây mụn. Hiện tượng này thường biến mất khi trưởng thành, mặc dù một vài trường hợp, đặc biệt là phụ nữ, mụn có thể theo xuyên suốt đến tuổi trung niên và hơn nữa.

 

Độ tuổi 20

 

 

 

 

Yếu tố di truyền, lối sống và môi trường sẽ quyết định các giai đoạn mà lớp biểu bì và hạ bì bắt đầu mỏng đi tuy nhiên, ở độ tuổi khoảng 25, những dấu hiệu đầu tiên của lão hóa có thể xuất hiện, thông thường là các vết chân chim.

 

Vào những năm 30 tuổi

 

 

 

 

> Hàng rào bảo vệ của da ngày càng yếu đi.

> Các quá trình trao đổi chất của các tế bào bắt đầu chậm lại.

> Độ ẩm của da giảm đi.

> Độ đàn hồi của da giảm.

 

Những năm 40 đến cuối 50 tuổi

 

Trong những thập kỉ tới, cấu trúc của da sẽ dần dần thay đổi:

Biểu bì.
Sự sắp xếp từng lớp của biểu bì thì bị mất đi. Chỉ có một số ít tế bào được định dạng, các tế bào đang tồn tại thì bị co lại và lớp trên cùng của da trở nên mỏng hơn. Điều này khiến cho da : Da sẽ sần sùi và thô ráp hơn, Xuất hiện các vùng da bị tăng sắc tố da (đồi mồi), Các vết thương thì khó lành và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.

 

 

Hạ bì 
Các mô liên kết ở lớp giữa của da mất đi cấu trúc sợi và khả năng giữ nước và kết cấu đàn hồi bị thoái hóa, khiến cho da kém khỏe và mất đi độ đàn hồi và xuất hiện các nếp nhăn.

Sự phát triển của các mạch máu ở hạ bì cũng giảm dần. Hạ bì cung cấp các chất dinh dưỡng tới biểu bì, nếu không được nuôi dưỡng, cả 2 lớp và sự liên kết giữa chúng sẽ trở nên mỏng manh, dẫn đến kết quả giảm mật độ và làm da kém săn chắc, phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh. Sự lưu thông máu giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến da kém tươi sáng. Làn da sẽ trở nên sạm màu và các mao mạch có thể bị vỡ.

 

 

 

 

 

> Chức năng tự nhiên của da là sản sinh lipids sẽ bị giảm đi dẫn đến tình trạng da bị khô, mất nước và có nhiều nếp nhăn.

> Quá trình tái tạo da chậm laị và da ngày càng mỏng đi dẫn đến kết quả là sự giảm mật độ và giảm thể tích. Khả năng làm lành các vết thương của da suy giảm.

> Độ nhay cảm với tia UV tăng lên và da có xu hướng tăng sắc tố da (đồi mồi)

> Kể từ năm 70 tuổi về sau, chức năng miễn dịch của da sẽ bị suy giảm, khiến da dễ bị nhiễm trùng.

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo