banner top

Bệnh á vảy nến

30/06/2017 0 Bình luận

1.Đại cương

Á vẩy nến bao gồm một số bệnh mà về lâm sàng hơi giống vảy nến, nhưng về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh và một số đặc điểm khác thì hoàn toàn khác vảy nến.

+ Phân loại: có 3 thể lâm sàng.

-    á vảy nến thể giọt

-    á vảy nến thể mảng

-    á vảy nến dạng liken

+ Về tiên lượng: á vẩy nến thể giọt tiến triển lành tính, còn á vẩy nến thể mảng đôi khi có thể tiến triển thành u sùi dạng nấm (bệnh da cận ác tính).

+ Về điều trị: điều trị triệu chứng chưa có điều trị  đặc hiệu.

2.Một số thể á vẩy nến thường gặp

2.1 á vẩy nến thể giọt:

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, trẻ em và người lớn. Bệnh chủ yếu ở nam giới.

2.1.1. Căn nguyên bệnh sinh: có 2 giả thuyết

- Thuyết nhiễm khuẩn: dựa vào một số trường hợp bệnh phát ra có tính chất thành dịch. Nhưng xét nghiệm không tìm thấy vi khuẩn.

- Thuyết dị ứng: một tác giả nghiên cứu cho thấy có sự lắng đọng Ig ở thành mao mạch trong trung bì, nhưng kết quả lại thất thường.

2.1.2. Lâm sàng

+ Thể mạn tính

-    Vị trí tổn thương: có tính chất đối xứng ở da đầu, ở lòng bàn chân, lòng bàn tay; niêm mạc không bị tổn thương.

-   Tổn thương cơ bản là những sẩn đỏ, đường kính 2-5 mm, phân bố rảI rác, riêng rẽ. Sau 2-3 tuần, sẩn xẹp đI và sau trở thành vết sẫm màu, có phủ một lớp vảy da đặc biệt, lúc bong vảy sẽ tróc toàn bộ, gọi là kiểu mở nắp hộp.

-    Tổn thương có tính chất đa dạng, cùng một thời điểm người ta thấy các sẩn lần lượt xuất hiện, đồng thời có sẩn đã xẹp đI thành đỏ vảy, vết sẫm màu do vảy bong ra.

-    Tiến triển: bệnh phát thành nhiều đợt, có tính chất dai dẳng. ngưng cũng có khi khỏi hẳn (theo Degos).

rp_a-vay-nen-giot-250x166.jpg

 

Hình ảnh tổn thương á vảy nến thẻ giọt thể mạn tính

+ Thể cấp tính dạng đậu mùa (Mucha- Habermann): biểu hiện bằng các triệu chứng: sốt,  nhức đầu, mệt mỏi, đau khớp, có sưng hạch. Vị trí thường gặp là đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Thương tổn cơ bản là các sẩn, mụn mủ, xuất huyết hoặc hoại tử da, có vảy tiết hoại tử, ở dưới vảy có loét bẩn, bờ khúc khuỷu, đường kính khoảng 1cm, khi khỏi để lại sẹo lõm và nhiễm sắc tố ở xung quanh.Đôi khi có tổn thương niêm mạc sinh dục giống như vết loét trong bệnh ap-tơ. Bệnh tiến triển thường 3-6 tháng, nhưng có khi kéo dài hơn.

a-vay-nen-mu

 

Hình ảnh tổn thương á vảy nến giọt thể cấp tính

2.1.3. Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với:

-Giang mai II: saane sang mai II có biền vảy Biett, thường có tổn thương niêm mạc sinh dục, hậu môn, VDRL +.

-Vẩy nến thể giọt: dựa vào phương pháp cạo vảy Brocq sẽ cho kết quả dương tính, và các dấu hiệu khác.

2.1.4. Điều trị

+ Điều trị toàn thân:

-Dùng corticoid liều trung bình

-Cho tắm nắng kết hợp ding vitamin C liều cao.

-Cần loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể: viêm họng, viêm amidal.

Nếu ding kháng sinh thì chỉ nên ding nhóm cyclin. Nếu ding nhóm cyclin thất bại thì có thể ding disulfone 100-200 mg/24h trong 2-3 tuần hoặc ding thuốc sốt rét tổng hợp.

+ Tại chỗ:

- Dùng mỡ corticoid bôi.

- áp dụng trị liệu PUVA cũng thu được kết quả tốt.

2.2. á vẩy nến thể mảng

Thể này tương đối hay gặp. Một số tác giả thông báo, thể này chiếm tỉ lệ từ 0,02- 0,01% bệnh nhân đến khám da liễu.

Bệnh xuất hiện ở tuổi từ 30-50, hiếm gặp khi trước 20 tuổi, trẻ em hãn hữu mới gặp. Nam bị nhiều hơn nữ.

2.2.1. Lâm sàng:

Bệnh khởi phát lặng lẽ. Tổn thương là các mảng xuất hiện từ từ và tăng dần trong nhiều tháng nhiều năm. các mảng này có màu sắc giống nhau.

Thương tổn không thâm nhiễm, không ngứa, bờ không rõ, thường hình bầu dục hoặc hình ngón tay, nhất là ở sườn. ở thân mình, các thương tổn này xếp theo đường phân đoạn cột sống trông hình giống ngón tay, Còn ở các chi, tổn thương xếp song song theo trục. Da đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân không bị tổn thương. Số lượng các tổn thương có khi hàng choc mảng, diện tích không đều, kích thước 2-3cm, có khi rộng bằng lòng ban tay.

a-vay-nen-mang

 

Hình ảnh tổn thương á vảy nến thể mảng

2.2.2. Tiến triển: bệnh lành tính nhưng tiến triển mạn tính, số lượng các mảng sau nhiều năm ổn định, một số biến mất, một số kéo dài vĩnh viễn. Bệnh giảm về mùa hè dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.

2.3. á vẩy nến loang lổ

Tổn thương không phảI ngay từ đầu đã loang lổ mà dần dần mới loang lổ.

Các mảng có hình ảnh lâm sàng viêm da loang lổ như teo da, nhiễm sắc hình lưới, giãn mao mạch lăn tăn.

Bệnh gặp ở lứa tuổi từ 20-60, tỷ lệ nam/nữ = 2/1.

2.3.1. Lâm sàng:

Bắt đầu giống thể mảng nhỏ. Tổn thương sớm là các mảng có màu đỏ hoặc màu đỏ tím.

ở giai đoạn phát triển , thường thấy thương tổn gồm các mảng, các mảng đỏ da nhiễm sắc, teo da, lác đác có vảy da, giãn mao mạch lăn tăn và đôI khi có sẩn.

2.3.2. Chẩn đoán phân biệt:

- á sừng  do vi khuẩn ở phẩn thân mình.

- Vẩy phấn hang Gibert.

- Viêm da do quần áo không thích hợp.

2.3.3. Tiến triển: nhìn chung lành tính, hầu hết bệnh kéo dài vĩnh viễn, hiếm khi thoáI lui tự nhiên. Một số tiến triển thành u sùi dạng nấm. Tỷ lệ chuyển thể khác nhau tùy theo tác giả: Samman 10%; Osmundses 2/4; Khan ẵ và Fleischmajer 6/13. Có tác giả chỉ gặp tỉ lệ rất thấp 2/126 bệnh nhân. Một số tác giả thấy thể mảng lớn không teo có 4% chuyển thành u lympho. Theo Lambert, có từ 10-50%, trung bình 20% chuyển thành u lympho.

  1. Điều trị (á vẩy nến thể mảng, á vảy nến thể loang lổ)

+ Trị liệu PUVA.

+Retinoides (tigason) 0,8-1mg/kg/ngày ding, trong 3-4 tuần, Có thể ding nhiều đợt khác tùy theo diễn biễn của bệnh.

+ Tại chỗ có thể ding caryolysine(meschloresthamine, chlormesthine) hóa chất nitrogen. Rất lưu yskhoong để thuocs dây vào mắt. Dùng dung dịch 10mg thuốc trên pha với 50ml nước sạch lắc đều. Lấy gạc nhúng vào nước vừa pha, lau nhẹ vào thương tổn, lau nhanh không cọ mạnh. Nên đI găng tay khi bôI thuốc cho bệnh nhân. ở các nếp gấp chỉ nên bôI rất mỏng, nhẹ nhàng hoặc nên boi cách nhật 2 ngày hoặc 3 ngày 1 lần. Vùng da bôI thuốc phảI sạch, khô, không dây chất mỡ. Sau khi bôi chỗ thuốc thừa phải bỏ đi.

Tác dụng phụ: da khô, sẫm màu da nơI booit huốc, xuất hiện sau vài tuần ding thuốc do tác dụng sinh sắc tố của thuốc. Đây là dấu hiệu cho biết thuốc có tác dụng tốt.

Cần chú ý; 25% người ding thuốc này bị phản ứng tăng cảm ứng muộn sau 4-8 tần điều trị. Ngứa xuất hiện sau khi bôI thuốc 4-6h, nặng dần lên từng ngày có thể dẫn đến eczema tiếp xúc do đó phải ngừng điều trị.

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo