-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM : DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
08/06/2022
0 Bình luận
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm thường gặp, đặc biệt trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, dễ phát triển thành dịch, và có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm nếu bố mẹ không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
1. Nguồn lây bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, lây truyền từ người sang người. Theo bác sĩ chuyên khoa, nguồn lây chính từ tuyến nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ bị nhiễm bệnh gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Nhóm virus đường ruột gây bệnh thuộc họ enterovirus, hay gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.
Bệnh thường phổ biến ở trẻ em đặc biệt nhóm đối tượng nằm trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Các yếu tố bên ngoài như đi học mẫu giáo, đến nơi tập trung đông người là tác nhân lây nhiễm bệnh rất nhanh và bùng phát dịch.
Các con đường lây truyền virus bệnh tay chân miệng:
– Trẻ hít, nuốt phải dịch tiết, nước bọt của người bệnh trong quá trình nói chuyện, ăn uống chung.
– Con cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh.
– Qua bàn tay của người thân khi chăm sóc con.
2. Dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn của bệnh
Khi trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ sẽ cần chú ý đến các dấu hiệu bệnh vì mỗi giai đoạn trẻ có những triệu chứng khác nhau.
2.1 Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn cha mẹ khó phát hiện bệnh vì chưa có dấu hiệu gì cụ thể, giai đoạn này diễn ra từ 3 đến 6 ngày khi trẻ bắt đầu bị nhiễm bệnh.
2.2 Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn này diễn ra từ 1 đến 2 ngày với những triệu chứng dễ nhận thấy như trẻ mệt mỏi, sốt, đau họng, biếng ăn. Một số bé còn bị đau rát ở vùng răng, miệng, tiết nhiều nước bọt và đi ngoài.
2.3 Giai đoạn toàn phát bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Thường khi trẻ đến giai đoạn này sẽ kéo dài trong 7-10 ngày, và có triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng:
– Trẻ bị phát ban trên da: trẻ bị nổi vết hồng ban ở khắp ngón tay, cổ tay, lòng bàn tay, bàn chân và mông. Sau trở thành bọng nước có đường kính khoảng 2-5mm. Những nốt này thường mọc lồi trên da bé, hình bầu dục, không gây đau, ngứa.
– Bị loét miệng: xuất hiện ngày một nhiều nốt ban đỏ ở lợi, lưỡi và niêm mạc má của trẻ. Những vết ở miệng nhỏ hơn, đường kính khoảng 2-3 mm, dễ vỡ nên trẻ rất đau khi ăn uống.
Không phải bé nào khi mắc bệnh tay chân miệng cũng đều có tất cả triệu chứng trên. Tùy vào cơ địa của bé mà có những trường hợp chỉ xuất hiện phát ban hoặc chỉ bị loét miệng. Do vậy khi con có triệu chứng bất thường, cha mẹ không nên chủ quan, nhầm lẫn với một số bệnh thông thường như dị ứng hay nhiệt miệng. hãy cho con đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
2.4 Dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
– Sốt cao liên tục trong nhiều giờ dù đã uống hạ sốt.
– Bé thường xuyên thở gấp, khó thở, tiết nhiều mồ hôi đặc biệt ở lòng bàn tay, bàn chân.
– Con mệt mỏi, bỏ ăn, ngủ lì bì và giật mình khi ngủ.
– Có hiện tượng run tay, chân, ngồi không vững, đi lại loạng choạng.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, trẻ có thể hồi phục sau khi được chăm sóc đúng cách tại nhà. Trường hợp bé sốt cao và kèm theo triệu chứng trên gia đình cần đưa trẻ nhập viện để kịp thời điều trị.
Sau khi được điều trị khỏi, trẻ vẫn có thể bị mắc lại bệnh nhiều lần nếu chủng virus gây bệnh khác với chủng lần trước gây ra.
3. Những biến chứng trẻ có thể gặp khi mắc bệnh tay chân miệng
Nếu phát hiện sớm và con được điều trị đúng cách thì bệnh tay chân miệng hoàn toàn không gây nên biến chứng gì. Tuy nhiên ở trường hợp trẻ không có dấu hiệu rõ ràng, bố mẹ phát hiện muộn bệnh dễ chuyển biến nặng và gây ra những biến chứng nguy hại sau:
– Bội nhiễm do vết phát ban, mụn nước trên da lở loét gây nhiễm trùng nặng nề.
– Viêm màng não virus cùng những triệu chứng tê liệt liệt cổ, sốt, co giật, tay chân run, méo miệng. nếu không phát hiện và đưa đi cấp cứu có thể dẫn đến tử vong.
– Viêm tế bào cơ tim và viêm màng não: đây là biến chứng có tỷ lệ xảy ra rất ít, tuy nhiên cha mẹ cũng cần phải đề phòng.
4. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng mẹ cần biết
4.1 Điều trị như thế nào khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Hiện nay chưa có liệu pháp đặc trị cho bệnh tay chân miệng, tuy nhiên tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị triệu chứng, chăm sóc giúp trẻ nhanh phục hồi. Do đó, cha mẹ cần đưa bé đi khám khi có dấu hiệu mắc bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp sau đây nhằm giúp giảm thiểu tình trạng bệnh có thể chuyển biến nặng như:
– Sử dụng các loại thuốc giúp hạ sốt, bù nước, giảm đau cho con theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Thay đổi khẩu phần ăn của con: chuyển sang những thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ nuốt để tránh tác động đến mụn nước ở trong miệng trẻ. Thêm vào đó trẻ nên tránh thực phẩm cay, nóng, chua, mặn.
– Tập cho con thói quen súc miệng sau khi ăn xong.
– Hạn chế cho con sờ, chạm vào vết phát ban ở trên người, làm mụn nước dễ vỡ gây lở loét, nhiễm trùng.
– Không nên kiêng tắm, bố mẹ nên tắm cho bé như bình thường, tắm nước ấm và chỗ kín gió.
4.2 Cách phòng ngừa hiệu quả
Bệnh tay chân miệng bùng phát do lây nhiễm từ người sang người, virus gây bệnh xuất hiện nhiều ở khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Vì vậy cha mẹ cần nắm được những biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo của bệnh như sau:
– Tập thói quen cho trẻ rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau chơi đồ chơi.
– Bố mẹ hoặc người thân chăm sóc trẻ cũng phải thường xuyên rửa tay nhất là sau khi thay tã cho trẻ và trước khi cho trẻ ăn.
– Thường xuyên vệ sinh, khử trùng vật dụng của trẻ để tránh virus lây lan.
– Khi trẻ bệnh, có dấu hiệu ho, sốt, hắt hơi không cho trẻ đến nơi tập trung đông người dễ lây nhiễm như trường học, khu vui chơi,…
Hiện nay, vẫn không có vaccine phòng bệnh tay chân miệng, do vậy cha mẹ cần theo dõi sát sao thể trạng của con, thực hiện đầy đủ phương pháp phòng bệnh để ngăn ngừa tối ca nguy có lây nhiễm. Khi trẻ có có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện thăm khám và điều trị ngay, không nên tự ý điều trị ở nhà.