banner top

Triệu chứng các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục

30/06/2017 0 Bình luận

Nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKÐSS) bao gồm ba loại: Các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (NKLTQÐTD) như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, trùng roi sinh dục, bệnh giang mai, bệnh hạ cam, Éc-pét sinh dục, sùi mào gà sinh dục và các di chứng của nhiễm nhiễm Vi-rút sùi mào gà và nhiễm HIV. Nhiễm khuẩn nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong đường sinh dục của phụ nữ bình thường như viêm âm đạo vi khuẩn và viêm âm hộ – âm đạo do nấm men. Các nhiễm khuẩn do thủ thuật y tế không vô khuẩn. Các nhiễm khuẩn trên có thể dự phòng hoặc có thể chữa khỏi được.

chua-giang-mai-dalieuhongduc1

Nguy cơ của các nhiễm khuẩn này có thể là vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, sảy thai, trẻ đẻ thiếu cân, mù loà, viêm phổi và trì độn ở trẻ em. Hơn nữa, một số NKÐSS còn làm tăng nguy cơ nhiễm  HIV.

Các NKLTQÐTD có cả ở nam và nữ. Khi bệnh nhân mắc NKLTQÐTD thì cần phải điều trị cho cả bạn tình của họ vừa để chữa khỏi bệnh cho người bạn tình đó vừa để bệnh nhân không bị tái nhiễm khi họ quan hệ tình dục với người bạn tình đó. Do các nhiễm khuẩn nội sinh như viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ-âm đạo do nấm ở phụ nữ không lây truyền qua đường tình dục cho nên không cần thiết điều trị cho bạn tình của họ 

Các yếu tố nguy cơ

Một người có nguy cơ bị NKLTQÐTD cao hơn nếu người đó có ít nhất một trong những yếu tố sau đây:

Bạn tình có những triệu chứng của NKLTQÐTD, hoặc Có 2 trong 3 yếu tố sau đây:

  • Thanh niên độ tuổi 20, chưa lập gia đình và  đã có quan hệ tình dục
  • Có trên một bạn tình hoặc bạn tình có quạn hệ tình dục với nhiều bạn tình khác.
  • Mới thay đổi bạn tình  trong vòng 3 tháng gần đây, hoặc

Có hành vi tình dục không an toàn.

Có quan hệ tình dục hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với nhóm người có hành vi tình dục nguy cơ cao (mại dâm, ma tuý, …).

Các triệu chứng thường gặp của NKSS và bệnh LTQDDTD

I. Đau bụng dưới:

Ðau bụng dưới là triệu chứng hay gặp ở NKÐSS bao gồm cả nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, thường đi kèm với tiết dịch âm đạo và sốt. Tuy nhiên, đau bụng dưới có thể do một số bệnh cấp cứu ngoại sản như viêm ruột thừa, chửa ngoài tử cung, u nang buồng trứng xoắn, u nang buồng trứng vỡ, do vậy cần được khám xét cẩn thận để có chỉ định đúng.

Ðau có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ðau cấp tính: thường gặp trong các cấp cứu ngoại khoa hoặc sản khoa như: viêm ruột thừa, u nang buồng trứng xoắn, chửa ngoài tử cung,… Ðau mạn tính: không theo chu kỳ, thường có liên quan đến viêm tiểu khung, viêm phần phụ.

Đặc điểm đau trong NKSS và bệnh lây truyền qua đường tình dục:

  • Ðau bụng dưới, liên tục hoặc gián đoạn, nhẹ hoặc nặng.
  • Ðau khi giao hợp.
  • Tiết dịch âm đạo.
  • Sốt.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới liên quan đến viêm tiểu khung

  • Lậu cầu khuẩn.
  • Chlamydia Trachomatis
  • Vi khuẩn kỵ khí.

II. Tiết dịch âm đạo(Khí hư)

Hội chứng tiết dịch âm đạo là một hội chứng lâm sàng thường gặp mà người bệnh than phiền là có dịch âm đạo (khí hư) và kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa, đau rát ở vùng sinh dục, đái khó, đau khi giao hợp…đây là biểu hiện của tình trạng viêm âm hộ , âm đạo, cổ tử cung .Nếu không điều trị có thể gây biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, nhất là đối với lậu và Chlamydia.

Căn nguyên thường gặp của viêm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung:

  • Nấm men Candida gây viêm âm hộ – âm đạo.
  • Trùng roi âm đạo gây viêm âm đạo.
  • Vi khuẩn gây viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Lậu cầu khuẩn gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.
  • Chlamydia Trachomatis gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.

 III. Sưng hạch bẹn

Hội chứng sưng hạch bẹn là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, biểu hiện bệnh lý gồm hạch to vùng bẹn, đau hoặc không đau, cứng hoặc mềm, chắc hay đã vỡ mủ, gây nên do các tác nhân gây bệnh LTÐTD.

Triệu chứng lâm sàng

  • Sốt hoặc không sốt.
  • Hạch bẹn to ở một hoặc cả hai bên.
  • Các vết loét, mụn nước, sẩn nhỏ vùng hậu môn, sinh dục trước đó hoặc kèm theo.
  • Các biểu hiện khác ở da hoặc niêm mạc: sẩn, sẩn mủ, đào ban đặc biệt chú ý thương tổn ở lòng bàn tay và bàn chân.

Các nguyên nhân thường gặp:

  • Xoắn khuẩn giang mai gây bệnh giang mai.
  • Trực khuẩn  hạ cam gây bệnh hạ cam.
  • Chlamydia Trachomatis type L1, L2, L3, gây bệnh hột xoài hay bệnh u hạt bạch huyết hoa liễu (bệnh Nicolas-Favre
  •  

IV. Tiết dịch niệu đạo ở nam giới

  1. Triệu chứng lâm sàng: Ðây là  triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất ở nam. Hội chứng bao gồm có sự chảy dịch từ lỗ niệu đạokèm theo những triệu chứng như đái buốt, đái khó.
  2. Căn nguyên thường gặp nhất: lậu cầu khuẩn, Chlamydia Trachomatis

V. Loét sinh dục ( loét sinh dục ở cả nam và nữ.)

Có một hay nhiều vết loét ở vùng sinh dục-hậu môn hoặc môi, lưỡi, họng, có thể đau hoặc không đau.

  1. Triệu chứng lâm sàngHội chứng loét sinh dục là tình trạng có các vết loét ở vùng sinh dục, hậu môn hoặc vị trí khác (môi, lưỡi, họng) gây nên bởi các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường kèm theo viêm sưng hạch lân cận.
  • Hạch to, thường là hạch bẹn một bên hoặc hai bên với các đặc điểm đau hoặc không đau, làm mủ rồi vỡ gây loét hoặc không, có di động hay không.
  • Toàn trạng: bình thường hoặc có sốt nhẹ, mệt mỏi.
  1. nguyên nhân thường gặp
  • Xoắn khuẩn giang mai gây bệnh giang mai.
  • Trực khuẩn hạ cam gây bệnh hạ cam.
  • Vi rút Éc-pét týp 1 và 2 gây Éc- pét sinh dục

VI. Nổi mụn thịt ở sinh dục

Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ do vi-rút sùi mào gà (HPV) gây ra. Tổn thương là u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, dễ chảy máu khu trú ở âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo… Bệnh có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, dương vật và hậu môn. Ða số bệnh nhân nhiễm vi-rút sùi mào gà không có triệu chứng.

  1. Triệu chứng lâm sàng

Thường người bệnh tự phát hiện và đi khám bệnh. Biểu hiện bệnh là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu. Có thể thấy tổn thương dạng phẳng rất khó phát hiện. Ở nữ, sùi mào gà hay thấy ở âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cũng có thể gặp sùi mào gà ở cổ tử cung, hậu môn. Ở nam giới, sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da và thân dương vật, có khi thấy ở miệng sáo.

  1. Chẩn đoán

Tổn thương sùi mào gà rất đặc hiệu, do vậy chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Bệnh nhân nữ bị sùi mào gà cổ tử cung cần phải làm xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư.

 Thông tin và tư vấn

Mọi trường hợp có các biểu hiện trên cần phải khám và điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa Da lễu, cần phải thực hiện hành vi tình dục an tòan đặt biệt là trường hợp được chẩn đoán xác định hoặc có khả năng bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  • Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị dù triệu chứng đã hết và đến khám lại theo lịch hẹn.
  • Bệnh có thể lây  truyền cho bạn tình, do vậy cần khám và điều trị cho bạn tình
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc điều trị.
  • Tình dục an toàn và sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên.
  • Cần tư vấn và xét nghiệm HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo