banner top

CANDIDERM CREAM GLENMARK 15G. KEM BÔI ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG DA

Hết hàng
35.000₫
1. Candiderm là thuốc gì? Candiderm là thuốc gì? Thuốc Candiderm là một loại thuốc kem dùng ngoài da, có thành phần chính là Beclomethasone, Dipropionate 0,05%, Clotrimazole 1%, Gentamicin 0,1%. Thuốc Candiderm được bào chế dưới dạng kem, quy cách đóng gói hộp 1 tuýp 15g. Thuốc Candiderm là sản phẩm của Glenmark Pharm., Ltd - Ấn Độ. Thông tin các thành phần chính của thuốc Candiderm: Clotrimazole: Dược lực học: Clotrimazol là một dẫn chất tổng hợp của imidazol, có cấu trúc hóa học gần giống với miconazol. Dược động học: Clotrimazol được phân bố ở da dưới dạng không chuyển hóa, nồng độ thuốc giảm dần từ lớp ngoài vào trong. Sau khi bôi tại chỗ da lành hay da bị tổn thương, nồng độ thuốc hấp thu vào máu không đáng kể. Khi sử dụng bằng đường uống hay đường bôi âm đạo, thuốc được chuyển hóa nhanh tại gan trước khi có tác động, ảnh hưởng toàn thân. Khoảng 50% lượng clotrimazole và chất chuyển hóa của Clotrimazol trong huyết thanh gắn với albumine huyết tương. Sau 1 liều uống, nồng độ thuốc và chất chuyển hóa đạt cao nhất trong vòng 2-6 giờ. Clotrimazol khi vào cơ thể được bài tiết chủ yếu qua đường mật và đường tiểu chủ yếu ở dạng chuyển hóa, chỉ 1% ở dạng hoạt động. Beclomethasone dipropionate Beclomathesone được biết đến là một glucocorticoid tổng hợp. Các steroid glucocorticoid nói chung có tác dụng chống viêm mạnh. Beclomathesone có ít tác dụng phụ hơn các glucocorticoid dùng đường uống. Gentamicin Gentamicin là một kháng sinh nhóm Aminoglycosid, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn hiếu khí gram (-) và một số ít vi khuẩn gram dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu (bao gồm tụ cầu kháng methicillin & tụ cầu sinh penicillinase). Gentamicin còn có tác dụng với một số Mycoplasma và Actinomyces. Gentamicin được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. 2. Thuốc Candiderm có công dụng gì? Thuốc candiderm có tác dụng gì? Thuốc bôi Candiderm được chỉ định điều trị nhiễm trùng da trong các trường hợp sau: Bệnh chàm (các mảng da bị ngứa, viêm, nứt nẻ và thô ráp). Viêm da (phát ban da). Chốc lở (vết loét đỏ trên mặt). Bệnh vẩy nến (các tế bào da nhân lên nhanh chóng tạo thành các mảng đỏ gồ ghề được bao phủ bởi các vảy trắng). Điều trị hăm tã. Nhiễm trùng da. Viêm da vùng bẹn. viêm da mạn tính. Hồng bì, viêm da eczema hoá, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, viêm da tăng tiết bã, mụn mủ, chốc mép, lở. Nấm da ở chân, nấm đùi, nấm toàn thân và có nhiễm khuẩn thứ phát kèm eczema. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Candiderm Liều lượng và cách sử dụng thuốc Candiderm như sau: Người bệnh cần rửa sạch và lau khô vùng da bị bệnh, thoa một lớp mỏng lên, dùng 2-3 lần/ngày Liều dùng cụ thể ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn liều dùng, tùy mỗi bệnh trạng. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Candiderm Trong quá trình sử dụng thuốc Candiderm, nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, bệnh nhân hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn xử trí đúng cách. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Candiderm: Cảm giác khô da, bỏng rát, viêm nang lông, rậm lông, phát ban dạng mụn. Khi băng kín vùng da sử dụng thuốc có thể thấy nhũn da, teo da, rạn da. 5. Chống chỉ định sử dụng thuốc Candiderm Thuốc bôi Candiderm không được dùng trong những trường hợp sau: Người quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Người có các bệnh lý sau: Lao da, thủy đậu, herpes, sởi, đậu bò, giang mai, loét da. 6. Tương tác của thuốc Candiderm Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động, tác dụng của thuốc Candiderm và các thuốc dùng chung hoặc gây ra các tác dụng phụ. Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng đang sử dụng để đảm bảo không sử dụng chung những thuốc không nên phối hợp. Bệnh nhân không nên dùng thuốc hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. 7. Lưu ý, thận trọng khi sử dụng thuốc Candiderm: Trước khi sử dụng thuốc Candiderm, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trong bao bì thuốc và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Nếu bôi thuốc Candiderm trên diện rộng hay băng kín vùng bôi thuốc sẽ làm tăng khả năng hấp thu thuốc. Không dùng thuốc Candiderm trên vết thương hở hay vùng da tổn thương. Phụ nữ có thai không nên dùng lượng thuốc với liều lượng cao và kéo dài. Bảo quản thuốc Candiderm: Để thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 300C. Tránh xa tầm tay trẻ em. Thuốc Candiderm là một loại thuốc kem dùng ngoài da, có thành phần chính là Beclomethasone dipropionate 0.05%, Clotrimazole 1%, Gentamicin 0.1%. Đây là là một loại thuốc dùng ngoài dạng kem bôi da để điều trị một số bệnh da liễu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
0868689586 Hỗ trợ 8h - 21h tất cả các ngày

1. Candiderm là thuốc gì?

Candiderm là thuốc gì? Thuốc Candiderm là một loại thuốc kem dùng ngoài da, có thành phần chính là Beclomethasone, Dipropionate 0,05%, Clotrimazole 1%, Gentamicin 0,1%. Thuốc Candiderm được bào chế dưới dạng kem, quy cách đóng gói hộp 1 tuýp 15g.

Thuốc Candiderm là sản phẩm của Glenmark Pharm., Ltd - Ấn Độ.

Thông tin các thành phần chính của thuốc Candiderm:

Clotrimazole:

  • Dược lực học: Clotrimazol là một dẫn chất tổng hợp của imidazol, có cấu trúc hóa học gần giống với miconazol.

  • Dược động học: Clotrimazol được phân bố ở da dưới dạng không chuyển hóa, nồng độ thuốc giảm dần từ lớp ngoài vào trong.

Sau khi bôi tại chỗ da lành hay da bị tổn thương, nồng độ thuốc hấp thu vào máu không đáng kể.

Khi sử dụng bằng đường uống hay đường bôi âm đạo, thuốc được chuyển hóa nhanh tại gan trước khi có tác động, ảnh hưởng toàn thân. Khoảng 50% lượng clotrimazole và chất chuyển hóa của Clotrimazol trong huyết thanh gắn với albumine huyết tương. Sau 1 liều uống, nồng độ thuốc và chất chuyển hóa đạt cao nhất trong vòng 2-6 giờ.

Clotrimazol khi vào cơ thể được bài tiết chủ yếu qua đường mật và đường tiểu chủ yếu ở dạng chuyển hóa, chỉ 1% ở dạng hoạt động.

Beclomethasone dipropionate

Beclomathesone được biết đến là một glucocorticoid tổng hợp. Các steroid glucocorticoid nói chung có tác dụng chống viêm mạnh. Beclomathesone có ít tác dụng phụ hơn các glucocorticoid dùng đường uống.

Gentamicin

Gentamicin là một kháng sinh nhóm Aminoglycosid, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn hiếu khí gram (-) và một số ít vi khuẩn gram dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu (bao gồm tụ cầu kháng methicillin & tụ cầu sinh penicillinase). Gentamicin còn có tác dụng với một số Mycoplasma và Actinomyces.

Gentamicin được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus.

2. Thuốc Candiderm có công dụng gì?

Thuốc candiderm có tác dụng gì? Thuốc bôi Candiderm được chỉ định điều trị nhiễm trùng da trong các trường hợp sau:

  • Bệnh chàm (các mảng da bị ngứa, viêm, nứt nẻ và thô ráp).

  • Viêm da (phát ban da).

  • Chốc lở (vết loét đỏ trên mặt).

  • Bệnh vẩy nến (các tế bào da nhân lên nhanh chóng tạo thành các mảng đỏ gồ ghề được bao phủ bởi các vảy trắng).

  • Điều trị hăm tã.

  • Nhiễm trùng da.

  • Viêm da vùng bẹn.

  • viêm da mạn tính.

  • Hồng bì, viêm da eczema hoá, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, viêm da tăng tiết bã, mụn mủ, chốc mép, lở.

  • Nấm da ở chân, nấm đùi, nấm toàn thân và có nhiễm khuẩn thứ phát kèm eczema.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Candiderm

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Candiderm như sau:

  • Người bệnh cần rửa sạch và lau khô vùng da bị bệnh, thoa một lớp mỏng lên, dùng 2-3 lần/ngày

  • Liều dùng cụ thể ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn liều dùng, tùy mỗi bệnh trạng.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Candiderm

Trong quá trình sử dụng thuốc Candiderm, nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, bệnh nhân hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn xử trí đúng cách.

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Candiderm: Cảm giác khô da, bỏng rát, viêm nang lông, rậm lông, phát ban dạng mụn. Khi băng kín vùng da sử dụng thuốc có thể thấy nhũn da, teo da, rạn da.

5. Chống chỉ định sử dụng thuốc Candiderm

Thuốc bôi Candiderm không được dùng trong những trường hợp sau:

  • Người quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

  • Người có các bệnh lý sau: Lao da, thủy đậu, herpes, sởi, đậu bò, giang mai, loét da.

6. Tương tác của thuốc Candiderm

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động, tác dụng của thuốc Candiderm và các thuốc dùng chung hoặc gây ra các tác dụng phụ.

Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng đang sử dụng để đảm bảo không sử dụng chung những thuốc không nên phối hợp. Bệnh nhân không nên dùng thuốc hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

7. Lưu ý, thận trọng khi sử dụng thuốc Candiderm:

  • Trước khi sử dụng thuốc Candiderm, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trong bao bì thuốc và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

  • Nếu bôi thuốc Candiderm trên diện rộng hay băng kín vùng bôi thuốc sẽ làm tăng khả năng hấp thu thuốc.

  • Không dùng thuốc Candiderm trên vết thương hở hay vùng da tổn thương.

  • Phụ nữ có thai không nên dùng lượng thuốc với liều lượng cao và kéo dài.

Bảo quản thuốc Candiderm: Để thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 300C. Tránh xa tầm tay trẻ em.

Thuốc Candiderm là một loại thuốc kem dùng ngoài da, có thành phần chính là Beclomethasone dipropionate 0.05%, Clotrimazole 1%, Gentamicin 0.1%. Đây là là một loại thuốc dùng ngoài dạng kem bôi da để điều trị một số bệnh da liễu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo