banner top

KEM GIẢM THIỂU CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA DO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ -RECONVAL K1

Hết hàng
1.650.000₫
Kích thước đóng gói: 50 ml Dạng bào chế: Kem Nhà chế tạo: Công ty Y tế Y tế     Giảm thay đổi da do điều trị bằng thuốc trị liệu nhắm mục tiêu. Thay đổi da do thuốc dùng để điều trị các loại ung thư khác nhau (ung thư đại trực tràng, ung thư đầu và cổ, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, v.v.) chủ yếu xảy ra ở dạng phát ban, đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân bàn chân, phun trào dưới dạng mụn trứng cá, da khô, thay đổi trên và xung quanh móng, tô màu và thay đổi tóc. Tác dụng phụ như vậy là tạm thời và dần dần biến mất khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, vì điều trị bằng thuốc điều trị nhắm mục tiêu có thể kéo dài, họ cũng cần phải giảm bớt. Những thay đổi trên da có thể nhẹ hoặc, trong một số trường hợp, có thể gây khó chịu cho bệnh nhân và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ đến mức họ từ bỏ điều trị bằng thuốc điều trị nhắm mục tiêu. Vì điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và kết quả điều trị, tốt nhất là giảm những thay đổi của da. Reconval K1 là một chế phẩm có chứa các thành phần quan trọng làm giảm sự thay đổi của da do điều trị bằng thuốc trị liệu nhắm mục tiêu. Kem có thể được mua ở các hiệu thuốc mà không cần toa bác sĩ. Lời khuyên chung về chăm sóc da khô và bị kích thích: - Tắm với nước ấm và sử dụng xà phòng nhẹ. - Sau khi rửa, thấm khô da bằng khăn mềm. - Sau khi tắm, khi da bạn còn ẩm, hãy thoa kem Reconval K1. - Sử dụng kem thường xuyên. Bạn có thể áp dụng nó nhiều lần trong ngày. Điều gì xảy ra với cơ thể khi hóa trị điều trị ung thư? Hiện nay, hóa trị là một trong những liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả, nó có khả năng loại bỏ và ngăn chặn các tế bào ung thư trong cơ thể, giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể sau khi được điều trị. 1. Hóa trị là gì? Những bệnh nhân mắc ung thư có thể tìm đến nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau, bao gồm hóa trị, xạ trị, nhiệt trị và phẫu thuật. Đối với hóa trị liệu, đây là một phương pháp giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng việc sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kháng ung thư. Liệu pháp này có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác để đạt được hiệu quả cao nhất. Phương pháp hóa trị có khả năng giúp bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn ung thư hoặc giảm bớt ung thư, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Trong phương pháp hóa trị, các loại thuốc kháng ung thư được sử dụng có khả năng tiêu diệt các tế bào ác tính đang tăng trưởng và phân chia nhanh trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, do điểm hạn chế của liệu pháp này là tác động đồng thời lên cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh trên toàn bộ cơ thể, vì vậy nó có thể đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. 2. Các tác dụng chính của hóa trị trong điều trị ung thư Dựa trên các loại và giai đoạn ung thư của từng bệnh nhân mà phương pháp hóa trị sẽ đem lại các tác dụng khác nhau. Cụ thể là: • Điều trị tận gốc ung thư (hiếm khi xảy ra): Trong một số trường hợp nhất định, việc điều trị bằng hóa trị có thể tiêu diệt hoàn toàn các tế bào gây ung thư trong cơ thể. Đặc biệt, nó có khả năng ngăn chặn ung thư tái phát. • Kiểm soát ung thư: một tác dụng nổi bật khác của hóa trị là có khả năng ngăn ngừa ung thư lan sang các bộ phận khác trong cơ thể và làm kìm hãm sự phát triển, tăng trưởng của các khối u ác tính. • Giảm nhẹ các triệu chứng: đối với những trường hợp bị ung thư nặng mà hóa trị không thể chữa khỏi hoặc kiểm soát được sự lây lan của ung thư, phương pháp này sẽ có tác dụng thu nhỏ các khối u gây đau đớn hoặc chèn ép lên các cơ quan lân cận trong cơ thể. Các khối u ác tính vẫn có thể tiếp tục phát triển trở lại sau khi điều trị bằng hóa trị. 3. Hóa trị được thực hiện như thế nào trong điều trị ung thư? Thông thường, hóa trị trong điều trị ung thư có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là 2 dạng sau: • Đường uống: thuốc viên, thuốc nước. • Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch: tiêm thuốc trực tiếp vào ven, các cơ vùng hông, đùi hoặc lớp mỡ dưới da ở cánh tay, bụng, chân. Ngoài ra còn có một số cách thức khác để đưa hóa trị vào cơ thể bệnh nhân, bao gồm: • Đưa hóa trị trực tiếp vào khối u: kỹ thuật này sẽ được tiến hành dựa trên vị trí của khối u. Nếu bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u, bác sĩ có thể tiến hành cấy các đĩa thuốc chậm tan vào cơ thể người bệnh. • Điều trị bằng kem bôi: bôi trực tiếp dưới da để điều trị cho một số bệnh ung thư da. 4. Liệu pháp hóa trị ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Hóa trị là một liệu pháp điều trị hệ thống, nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể của người bệnh. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể tấn công và loại bỏ các tế bào ung thư, tuy nhiên nó lại đem đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các loại thuốc kháng ung thư khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ để tiêu diệt các tế bào gây bệnh, tuy nhiên chúng cũng có thể làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác trên toàn bộ cơ thể. Điều này dẫn tới xảy ra các phản ứng phụ từ mức độ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Các tác dụng phụ sẽ xảy ra khác nhau đối với mỗi bệnh nhân (dựa trên thể trạng, độ tuổi và loại hóa chất sử dụng). Sau khi được điều trị ung thư bằng hóa trị, hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất nhanh chóng, chỉ một vài trường hợp vẫn tồn tại và không thể biến mất. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính của liệu pháp hóa trị ung thư đối với cơ thể người bệnh, bao gồm: 4.1 Ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch Sử dụng liệu pháp hóa trị để điều trị ung thư có thể gây ảnh hưởng lớn tới hệ tuần hoàn của cơ thể. Những loại thuốc được đưa vào cơ thể có thể gây hại cho các tế bào tủy xương, gây ra tình trạng thiếu máu do không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Điều này dẫn tới các tình trạng như: cơ thể mệt mỏi, yếu sức, da nhợt nhạt xanh xao, khó tập trung vào mọi việc hoặc khó khăn khi suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, hóa trị cũng làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Khi điều trị bằng hóa trị, nó khiến cho các tế bào bạch cầu bị giảm đi. Các tế bào bạch cầu là một nhân tố vô cùng quan trong trong hệ miễn dịch, chúng có nhiệm vụ ngăn ngừa bệnh tật và chống lại sự nhiễm trùng. Khi số lượng bạch cầu bị giảm đi, hệ miễn dịch cũng bị suy yếu và khiến cơ thể dễ mắc bệnh và bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Ngoài ra, hóa trị cũng có thể làm giảm số lượng tiểu cầu, khiến bạn dễ bị chảy máu hoặc bầm tím. Một vài triệu chứng có thể xảy ra như: nôn ra máu, máu lẫn trong phân, kinh nguyệt dài hơn bình thường hoặc chảy máu mũi. Hơn thế nữa, một số loại hóa chất trong điều trị ung thư cũng có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng tới tim, chẳng hạn như gây ra bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực. 4.2 Ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ Trong cơ thể con người, hệ thần kinh trung ương là cơ quan quan trọng nhất, giúp nhận thức, tư duy, kiểm soát cảm xúc và kiểm soát các hành động. Những bệnh nhân sau khi trải qua điều trị ung thư bằng hóa trị có thể mắc phải các vấn đề về trí nhớ, ví dụ như suy giảm nhận thức, khó khăn trong việc suy nghĩ, không thể tập trung, dễ bị căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra, một số hóa chất trong điều trị cũng có thể làm ảnh hưởng xấu tới các cơ, gây ra các triệu chứng run, tê, liệt, đau nhức, yếu hoặc ngứa ở tay, chân. • Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa Hóa trị có thể gây ra các ảnh hưởng sau tới hệ tiêu hóa: • Đau họng, khô miệng gây khó nhai và nuốt, khiến người bệnh dễ bị chảy máu và nhiễm trùng. • Lưỡi xuất hiện một lớp màu trắng hoặc vàng, miệng có vị kim loại. • Buồn nôn, nôn mửa • Tiêu chảy, táo bón, đầy hoặc căng tức bụng. • Ăn không có cảm giác ngon miệng, chán ăn, thấy no mặc dù không ăn nhiều. • Ảnh hưởng đến tóc và lông Trong những tuần đầu của lần hóa trị đầu tiên, các hóa chất khi được đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến tóc và nang lông, gây ra tình trạng rụng tóc và lông. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và có thể tự mọc lại sau khi kết thúc hóa trị khoảng 1-2 tháng. Trong những trường hợp hiếm gặp, chẳng hạn như sau nhiều năm hóa trị mạnh, nang lông của bạn có thể ngừng hoạt động, ngăn không cho tóc mọc lại, dẫn tới nguy cơ cao bị hói đầu vĩnh viễn. • Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản Các hóa chất được sử dụng để điều trị ung thư có thể khiến hormone của cả nam giới và nữ giới bị thay đổi. Đối với nữ giới có thể gây ra các tình trạng như khô âm đạo, kinh nguyệt không đều, đau đớn khi quan hệ tình dục và dễ bị nhiễm trùng âm đạo. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư cũng không nên mang thai khi đang điều trị vì hóa trị có thể làm hỏng trứng hoặc làm hại buồng trứng, dẫn tới khó có con hoặc sinh con bị dị tật. Ở nam giới, hóa trị làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh trùng, có thể gây vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn. • Một số ảnh hưởng khác Gây khô da, ngứa hoặc phát ban Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ bị bỏng nắng Thay đổi màu sắc của móng tay và chân: chuyển màu nâu hoặc vàng. Móng tay hoặc chân dễ bị gãy, chậm phát triển Loãng xương do giảm nồng độ can-xi, gây ra nguy cơ cao bị rạn xương hoặc gãy xương. Dễ bị sụt cân hoặc tăng cân (ví dụ một số loại thuốc điều trị ung thư vú có thể khiến bạn giảm cơ và tăng mỡ) Thường xuyên bị sự mệt mỏi tấn công, cảm thấy uể oải ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ. Thay đổi tính khí 5. Biện pháp giúp hạn chế các tác dụng phụ do hóa trị ung thư Để hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn của liệu pháp hóa trị gây ra, bệnh nhân ung thư cần lưu ý những điều sau: • Luôn giữ một tâm lý thoải mái để “chiến thắng” lại bệnh tật. Bởi sự nhụt chí và lo lắng quá độ chỉ khiến cho cơ thể bị kiệt sức và làm cho tình trạng sức khỏe chuyển biến theo chiều hướng tệ hơn trước. • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn cần phải bổ sung đầy đủ năng lượng trong suốt quá trình điều trị bệnh. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc, trái cây và rau quả; hạn chế nạp đường, các loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và muối. Ngoài ra, nên tích cực uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây trong suốt quá trình hóa trị để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. • Thường xuyên vận động để nâng cao thể trạng. Bạn nên tham khảo các bài tập thể dục nhẹ nhàng, có cường độ vừa phải dành cho bệnh nhân ung thư. Điều này không những giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn giúp bạn bớt căng thẳng, lo âu khi điều trị ung thư.
0868689586 Hỗ trợ 8h - 21h tất cả các ngày

Kích thước đóng gói:

50 ml

Dạng bào chế:

Kem

Nhà chế tạo:

Công ty Y tế Y tế

 

 

Giảm thay đổi da do điều trị bằng thuốc trị liệu nhắm mục tiêu. Thay đổi da do thuốc dùng để điều trị các loại ung thư khác nhau (ung thư đại trực tràng, ung thư đầu và cổ, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, v.v.) chủ yếu xảy ra ở dạng phát ban, đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân bàn chân, phun trào dưới dạng mụn trứng cá, da khô, thay đổi trên và xung quanh móng, tô màu và thay đổi tóc. Tác dụng phụ như vậy là tạm thời và dần dần biến mất khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, vì điều trị bằng thuốc điều trị nhắm mục tiêu có thể kéo dài, họ cũng cần phải giảm bớt. Những thay đổi trên da có thể nhẹ hoặc, trong một số trường hợp, có thể gây khó chịu cho bệnh nhân và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ đến mức họ từ bỏ điều trị bằng thuốc điều trị nhắm mục tiêu. Vì điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và kết quả điều trị, tốt nhất là giảm những thay đổi của da. Reconval K1 là một chế phẩm có chứa các thành phần quan trọng làm giảm sự thay đổi của da do điều trị bằng thuốc trị liệu nhắm mục tiêu. Kem có thể được mua ở các hiệu thuốc mà không cần toa bác sĩ. Lời khuyên chung về chăm sóc da khô và bị kích thích: - Tắm với nước ấm và sử dụng xà phòng nhẹ. - Sau khi rửa, thấm khô da bằng khăn mềm. - Sau khi tắm, khi da bạn còn ẩm, hãy thoa kem Reconval K1. - Sử dụng kem thường xuyên. Bạn có thể áp dụng nó nhiều lần trong ngày.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi hóa trị điều trị ung thư?

Hiện nay, hóa trị là một trong những liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả, nó có khả năng loại bỏ và ngăn chặn các tế bào ung thư trong cơ thể, giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể sau khi được điều trị.

1. Hóa trị là gì?

Những bệnh nhân mắc ung thư có thể tìm đến nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau, bao gồm hóa trị, xạ trị, nhiệt trị và phẫu thuật. Đối với hóa trị liệu, đây là một phương pháp giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng việc sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kháng ung thư. Liệu pháp này có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác để đạt được hiệu quả cao nhất. Phương pháp hóa trị có khả năng giúp bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn ung thư hoặc giảm bớt ung thư, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Trong phương pháp hóa trị, các loại thuốc kháng ung thư được sử dụng có khả năng tiêu diệt các tế bào ác tính đang tăng trưởng và phân chia nhanh trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, do điểm hạn chế của liệu pháp này là tác động đồng thời lên cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh trên toàn bộ cơ thể, vì vậy nó có thể đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.

2. Các tác dụng chính của hóa trị trong điều trị ung thư

Dựa trên các loại và giai đoạn ung thư của từng bệnh nhân mà phương pháp hóa trị sẽ đem lại các tác dụng khác nhau. Cụ thể là:

• Điều trị tận gốc ung thư (hiếm khi xảy ra): Trong một số trường hợp nhất định, việc điều trị bằng hóa trị có thể tiêu diệt hoàn toàn các tế bào gây ung thư trong cơ thể. Đặc biệt, nó có khả năng ngăn chặn ung thư tái phát.

• Kiểm soát ung thư: một tác dụng nổi bật khác của hóa trị là có khả năng ngăn ngừa ung thư lan sang các bộ phận khác trong cơ thể và làm kìm hãm sự phát triển, tăng trưởng của các khối u ác tính.

• Giảm nhẹ các triệu chứng: đối với những trường hợp bị ung thư nặng mà hóa trị không thể chữa khỏi hoặc kiểm soát được sự lây lan của ung thư, phương pháp này sẽ có tác dụng thu nhỏ các khối u gây đau đớn hoặc chèn ép lên các cơ quan lân cận trong cơ thể. Các khối u ác tính vẫn có thể tiếp tục phát triển trở lại sau khi điều trị bằng hóa trị.

3. Hóa trị được thực hiện như thế nào trong điều trị ung thư?

Thông thường, hóa trị trong điều trị ung thư có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là 2 dạng sau:

• Đường uống: thuốc viên, thuốc nước.

• Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch: tiêm thuốc trực tiếp vào ven, các cơ vùng hông, đùi hoặc lớp mỡ dưới da ở cánh tay, bụng, chân.

Ngoài ra còn có một số cách thức khác để đưa hóa trị vào cơ thể bệnh nhân, bao gồm:

• Đưa hóa trị trực tiếp vào khối u: kỹ thuật này sẽ được tiến hành dựa trên vị trí của khối u. Nếu bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u, bác sĩ có thể tiến hành cấy các đĩa thuốc chậm tan vào cơ thể người bệnh.

• Điều trị bằng kem bôi: bôi trực tiếp dưới da để điều trị cho một số bệnh ung thư da.

4. Liệu pháp hóa trị ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Hóa trị là một liệu pháp điều trị hệ thống, nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể của người bệnh. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể tấn công và loại bỏ các tế bào ung thư, tuy nhiên nó lại đem đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các loại thuốc kháng ung thư khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ để tiêu diệt các tế bào gây bệnh, tuy nhiên chúng cũng có thể làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác trên toàn bộ cơ thể. Điều này dẫn tới xảy ra các phản ứng phụ từ mức độ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Các tác dụng phụ sẽ xảy ra khác nhau đối với mỗi bệnh nhân (dựa trên thể trạng, độ tuổi và loại hóa chất sử dụng). Sau khi được điều trị ung thư bằng hóa trị, hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất nhanh chóng, chỉ một vài trường hợp vẫn tồn tại và không thể biến mất.

Dưới đây là một số ảnh hưởng chính của liệu pháp hóa trị ung thư đối với cơ thể người bệnh, bao gồm:

4.1 Ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch

Sử dụng liệu pháp hóa trị để điều trị ung thư có thể gây ảnh hưởng lớn tới hệ tuần hoàn của cơ thể. Những loại thuốc được đưa vào cơ thể có thể gây hại cho các tế bào tủy xương, gây ra tình trạng thiếu máu do không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Điều này dẫn tới các tình trạng như: cơ thể mệt mỏi, yếu sức, da nhợt nhạt xanh xao, khó tập trung vào mọi việc hoặc khó khăn khi suy nghĩ về một vấn đề nào đó.

Bên cạnh đó, hóa trị cũng làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Khi điều trị bằng hóa trị, nó khiến cho các tế bào bạch cầu bị giảm đi. Các tế bào bạch cầu là một nhân tố vô cùng quan trong trong hệ miễn dịch, chúng có nhiệm vụ ngăn ngừa bệnh tật và chống lại sự nhiễm trùng. Khi số lượng bạch cầu bị giảm đi, hệ miễn dịch cũng bị suy yếu và khiến cơ thể dễ mắc bệnh và bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Ngoài ra, hóa trị cũng có thể làm giảm số lượng tiểu cầu, khiến bạn dễ bị chảy máu hoặc bầm tím. Một vài triệu chứng có thể xảy ra như: nôn ra máu, máu lẫn trong phân, kinh nguyệt dài hơn bình thường hoặc chảy máu mũi.

Hơn thế nữa, một số loại hóa chất trong điều trị ung thư cũng có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng tới tim, chẳng hạn như gây ra bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực.

4.2 Ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ

Trong cơ thể con người, hệ thần kinh trung ương là cơ quan quan trọng nhất, giúp nhận thức, tư duy, kiểm soát cảm xúc và kiểm soát các hành động. Những bệnh nhân sau khi trải qua điều trị ung thư bằng hóa trị có thể mắc phải các vấn đề về trí nhớ, ví dụ như suy giảm nhận thức, khó khăn trong việc suy nghĩ, không thể tập trung, dễ bị căng thẳng và lo lắng.

Ngoài ra, một số hóa chất trong điều trị cũng có thể làm ảnh hưởng xấu tới các cơ, gây ra các triệu chứng run, tê, liệt, đau nhức, yếu hoặc ngứa ở tay, chân.

• Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Hóa trị có thể gây ra các ảnh hưởng sau tới hệ tiêu hóa:

• Đau họng, khô miệng gây khó nhai và nuốt, khiến người bệnh dễ bị chảy máu và nhiễm trùng.

• Lưỡi xuất hiện một lớp màu trắng hoặc vàng, miệng có vị kim loại.

• Buồn nôn, nôn mửa

• Tiêu chảy, táo bón, đầy hoặc căng tức bụng.

• Ăn không có cảm giác ngon miệng, chán ăn, thấy no mặc dù không ăn nhiều.

• Ảnh hưởng đến tóc và lông

Trong những tuần đầu của lần hóa trị đầu tiên, các hóa chất khi được đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến tóc và nang lông, gây ra tình trạng rụng tóc và lông. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và có thể tự mọc lại sau khi kết thúc hóa trị khoảng 1-2 tháng. Trong những trường hợp hiếm gặp, chẳng hạn như sau nhiều năm hóa trị mạnh, nang lông của bạn có thể ngừng hoạt động, ngăn không cho tóc mọc lại, dẫn tới nguy cơ cao bị hói đầu vĩnh viễn.

• Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Các hóa chất được sử dụng để điều trị ung thư có thể khiến hormone của cả nam giới và nữ giới bị thay đổi. Đối với nữ giới có thể gây ra các tình trạng như khô âm đạo, kinh nguyệt không đều, đau đớn khi quan hệ tình dục và dễ bị nhiễm trùng âm đạo. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư cũng không nên mang thai khi đang điều trị vì hóa trị có thể làm hỏng trứng hoặc làm hại buồng trứng, dẫn tới khó có con hoặc sinh con bị dị tật. Ở nam giới, hóa trị làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh trùng, có thể gây vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.

• Một số ảnh hưởng khác

Gây khô da, ngứa hoặc phát ban

Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ bị bỏng nắng

Thay đổi màu sắc của móng tay và chân: chuyển màu nâu hoặc vàng.

Móng tay hoặc chân dễ bị gãy, chậm phát triển

Loãng xương do giảm nồng độ can-xi, gây ra nguy cơ cao bị rạn xương hoặc gãy xương.

Dễ bị sụt cân hoặc tăng cân (ví dụ một số loại thuốc điều trị ung thư vú có thể khiến bạn giảm cơ và tăng mỡ)

Thường xuyên bị sự mệt mỏi tấn công, cảm thấy uể oải ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ.

Thay đổi tính khí

5. Biện pháp giúp hạn chế các tác dụng phụ do hóa trị ung thư

Để hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn của liệu pháp hóa trị gây ra, bệnh nhân ung thư cần lưu ý những điều sau:

• Luôn giữ một tâm lý thoải mái để “chiến thắng” lại bệnh tật. Bởi sự nhụt chí và lo lắng quá độ chỉ khiến cho cơ thể bị kiệt sức và làm cho tình trạng sức khỏe chuyển biến theo chiều hướng tệ hơn trước.

• Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn cần phải bổ sung đầy đủ năng lượng trong suốt quá trình điều trị bệnh. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc, trái cây và rau quả; hạn chế nạp đường, các loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và muối. Ngoài ra, nên tích cực uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây trong suốt quá trình hóa trị để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.

• Thường xuyên vận động để nâng cao thể trạng. Bạn nên tham khảo các bài tập thể dục nhẹ nhàng, có cường độ vừa phải dành cho bệnh nhân ung thư. Điều này không những giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn giúp bạn bớt căng thẳng, lo âu khi điều trị ung thư.

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo